Đức: Nỗi lo ngại an ninh bởi gián điệp Trung Quốc - Bắt 3  công dân Đức và một phụ tá thành viên nghi viện châu Âu

Bắt 3 người cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Theo Viện Công tố, các công dân Đức bị bắt với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc là Thomas R - được cho là trung gian cho một nhân viên của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc (MSS). Hai người còn lại là vợ chồng Herwig F và Ina F - đang điều hành một công ty ở thành phố Dusseldorf.

Hành vi cáo buộc

Thông qua công ty, cặp đôi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với một trường đại học ở Đức. Một phần trong thỏa thuận là chuẩn bị một nghiên cứu cho một đối tác theo hợp đồng của Trung Quốc về các bộ phận máy móc có thể sử dụng để vận hành những động cơ hàng hải mạnh mẽ, chẳng hạn như tàu chiến.

Đối tác theo hợp đồng Trung Quốc chính là nhân viên Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc MSS có liên quan đến nghi phạm Thomas R nêu trên.

Theo các công tố viên, các nghi phạm cũng đã thay mặt MSS mua một loại tia laser đặc biệt từ Đức và xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc.

Đài DW cho biết, các nghi phạm bị tình nghi đã tham gia hoạt động gián điệp "tại một thời điểm không thể xác định chính xác trước tháng 6-2022. Nhà ở và nơi làm việc của những người này đã bị khám xét.

Bắt phụ tá một thành viên nghi viện châu Âu

Phụ tá của một thành viên Nghị viện châu Âu ủng hộ đảng cực hữu AfD của Đức đã bị bắt tại Đức vì bị nghi ngờ có hoạt động gián điệp “đặc biệt nghiêm trọng” cho Trung Quốc.

Cáo buộc

Các công tố viên gọi ông này bằng tên Jian Guo trong một tuyên bố đưa ra hôm 23/4 và cáo buộc ông chuyển thông tin về các cuộc thảo luận trong cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu cho tình báo Trung Quốc.

Trang web của ông, ứng cử viên hàng đầu của AfD trong cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 6, liệt kê Jian Guo là một trong những trợ lý của ông. Ông Krah nói ông đã biết về vụ bắt giữ ông Guo qua truyền thông và sẽ ngừng làm việc với người này nếu cáo buộc được chứng minh.

Nỗi lo lắng về cáo buộc gián điệp của Trung Quốc

Nỗi lo này đã gia tăng khắp Tây Âu trong những tháng gần đây. Trong khi 3 công dân Đức nói trên bị bắt hôm 22/4 vì bị nghi ngờ chuyển giao công nghệ có ứng dụng quân sự cho Trung Quốc, thì cùng ngày, hai người đàn ông bị buộc tội ở Anh với tội danh làm gián điệp cho Trung Quốc, trong đó có một người được cho là từng làm nhà nghiên cứu quốc hội cho một nhà lập pháp nổi tiếng trong Đảng Bảo thủ cầm quyền.

Và vào ngày 25/3, Mỹ và Anh cáo buộc Bắc Kinh tấn công mạng nhắm vào hàng triệu người bao gồm các nhà lập pháp, học giả và nhà báo, cũng như các công ty bao gồm cả các nhà thầu quốc phòng.

Các công tố viên cho biết người phụ tá này, sống ở Brussels và thành phố Dresden của Đức, cũng đã theo dõi các nhân vật đối lập người Trung Quốc ở Đức. Ông này bị bắt ở Dresden hôm 22/4 và căn hộ của ông ta đã bị khám xét.

“Ông ấy bị cáo buộc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khi làm việc cho cơ quan mật vụ nước ngoài”, tuyên bố cho biết.

Hai tuần trước, tờ báo Denik Na của Czech và tạp chí Der Spiegel của Đức cũng đưa tin rằng một ứng cử viên khác của AfD trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nhà lập pháp Đức Petr Bystron, đã nhận tiền từ một trang truyền thông thân Nga. AfD cho biết ông Bystron đã bác bỏ cáo buộc này.

Ông Konstantin von Notz, người đứng đầu ủy ban quốc hội giám sát các cơ quan tình báo Đức, nói đây không chỉ là những trường hợp cá nhân và chỉ ra một vấn đề lớn hơn của AfD. Ông nói,

AfD là đảng của những chế độ độc tài. Họ không che giấu sự khinh thường đối với nền dân chủ và pháp quyền của chúng ta. Và điều đó rõ ràng đã khiến các chính trị gia của họ dễ bị ảnh hưởng và chỉ đạo bởi Trung Quốc và Nga.

Người phát ngôn của AfD nói vụ bắt giữ hôm 22/4 là “rất đáng lo ngại” và cam kết đảng sẽ hỗ trợ cuộc điều tra.

Mối đe dọa tăng cao từ Trung Quốc và Nga

Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser nói rằng nếu các cáo buộc được chứng minh là đúng thì đó là một cuộc tấn công vào nền dân chủ châu Âu từ bên trong, và lưu ý rằng các cơ quan an ninh của Đức đã tăng cường ồ ạt hoạt động phản gián do các mối đe dọa đan xen từ Nga và sự rình rập của Trung Quốc.

Một năm trước, ông Krah đã bác bỏ cáo buộc rằng trợ lý của ông đang vận động hành lang cho Trung Quốc và cho rằng cáo buộc này là một sự vu khống chống lại ông.

Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng những báo cáo về hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở châu Âu là “cường điệu” và “có mục đích làm mất uy tín và chống lại Trung Quốc”.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang